Viết lách có dạy / học được không?
Ngoài những ngữ cảm, tư tưởng và cá tính vốn thuộc phạm trù trời sinh của mỗi người viết; sự viết lách còn bao hàm những phần tử nhất định của kinh nghiệm, quan sát, hệ thống hoá...
Team đã set up xong Writing Program về sáng tác truyện / kịch bản, với 4 sessions chính và 2 bổ sung. Phát triển lên từ các workshop đã có tiếng vang trước đây. Xem và đăng ký ở đây. Hạn đăng ký đến 21/09/2024.
Một Course hiếm hoi nhắm đến tính "trọn vẹn và hiệu nghiệm" tức gồm cả lý thuyết và TIPS CỤ THỂ bao quát từ Storytelling, đến Quản lý dự án viết và Nghệ thuật viết; bằng chính kinh nghiệm, thành tựu của người từng viết lách & xuất bản. Nhưng chỉ nhận một số hữu hạn 10 người đăng ký thôi.
Nhưng trước khi đi vào đó, chúng tôi tự thấy phải làm rõ một chuyện:
Về cơ bản viết lách có dạy / học được không?
Câu hỏi này cực kỳ kinh điển và ngay lập tức sẽ lập tức chia luồng ý kiến.
Có người thì cho rằng viết lách là thiên bẩm: bạn không thể trở thành F. Scott Fitzgerald hay Nhất Linh nếu tạo hoá không sinh ra bạn như vậy. Bạn không thể viết được nếu trong bản chất tồn tại của bạn không có một băn khoăn, một con sán đói đòi thức ăn văn chương và suy tư. Bạn sẽ tự nhiên viết được nếu mãi mãi bứt rứt với ngôn ngữ kể cả khi đã thành công trong cuộc sống. Bạn không cần phải học gì cả.
Có người thì cho rằng viết lách là thứ học được. Chỉ có thơ ca mới có sẵn thiên tài, văn chương thì không. Đây là ý của Mario Vargas Llosa trong cuốn “Bức thư gửi tiểu thuyết gia trẻ tuổi”. Tôi cũng từng nghĩ vậy (trên Zing); một người bạn văn khá nổi tiếng là Hiền Trang còn lý giải kỹ hơn . Thực tế, các nhà văn luôn học: sự học của họ kéo dài cả đời, học từ thần tượng của họ, từ cuộc đời và chính viết lách của họ. Sự học rất âm thầm nhưng kỹ lưỡng, thậm chí thời gian học đương nhiên là nhiều hơn thời gian viết. Nhưng có học thành course hay không thì mới là vấn đề.
Thật ra hai ý kiến trên không đối lập nhau.
Tất cả chúng ta đều không phải là thiên tài, thậm chí ngay cả những người mà ta thấy là thiên tài, đều cũng không hẳn. Chỉ có một số ít khi bẩm sinh đã được tạo hoá lựa chọn để trở thành văn hào hàng đầu lịch sử. Nhưng số còn lại, gồm những nhà văn lớn, lớn vừa và những nhà văn giản dị bình thường… mới làm nên một đời sống tinh thần trọn vẹn của chúng ta.
Ta không thể học làm Dostoevski hay Cervantes, nhưng hoàn toàn có thể học để tối đa hoá khả năng của chúng ta. Thậm chí học để biết ta có ít khả năng đến mức nào.
Một trong những việc dai dẳng nhất trong sự viết lách của tôi đó là đối mặt với giới hạn có thật của chính mình. Rất tiếc, cái giới hạn của chúng ta lại là một sợi dây đung đưa, có lúc nó gần và có lúc nó xa. Có lúc ta phải đợi một chút của trời cho. Nhưng ngoài những lúc ấy ra, ta phải hoàn thiện tư cách viết của mình cái đã.
Trong mấy lời viết cho khoa Viết văn báo chí, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nói:
Những lời đó có lẽ bao gồm những gì chúng ta đang nói ở trên.
Ngoài những ngữ cảm, tư tưởng và cá tính vốn thuộc phạm trù trời sinh của mỗi người viết; sự viết lách còn bao hàm trong đó những phần tử nhất định của kinh nghiệm, quan sát, hệ thống hoá, năng lực quản lý và logic. Đã có rất nhiều nhà văn viết tự truyện chia sẻ cách họ xây dựng sự viết của mình mà nếu ta đọc kỹ sẽ thấy là cả một năng lực quản lý. Kazuo Ishiguro thường dành thời gian cách xa internet, điện thoại… để viết. Lê Lựu thường có mẹo cắt ý tưởng giữa chừng để dành cho ngày mai. Murakami luôn công phu ở chương đầu tiên. Và tất nhiên Agatha Christie, Patricia Highsmith, Kim Dung… là những bậc thầy về tổ chức và hình dung cốt truyện.
Nhà văn là những người làm việc hoàn toàn tỉnh táo, chứ không hề sống theo cảm hứng, dùng chất kích thích như không ít người hay đồn nhảm.
Tổ chức course
Thực ra ngay cả chúng tôi vẫn đang trên con đường sáng tác của mình, dù cũng đã ít nhiều có thành tựu tuổi trẻ. Nhưng danh tiếng là phù phiếm: là người viết, chúng ta không có giá trị gì với xã hội nếu không viết, không vật vã để tìm cách viết khác chính mình, vượt qua các giới hạn vô hình. Dù có làm truyền thông hình ảnh mạnh mẽ đến đâu, dù có làm KOL đi chăng nữa thì viết vẫn là cốt lõi của cuộc đời và là những gì thiết thực nhất có thể đóng góp cho văn hoá nước nhà.
Việc tổ chức course này mới là cơ hội lớn để nhìn lại lý thuyết đồng thời nhìn lại chính mình. Rất cảm ơn Dòng - Chữ, Văn+ và sân khấu kịch XplusX đồng hành, tổ chức và chia sẻ truyền thông.
Trong course này, chúng tôi tổ chức thành 6 buổi, có 4 buổi chính và 2 buổi ngoài luồng để bổ sung, giao lưu. Như vậy là nhiều hay ít? So với giáo trình dưới đây, thì có lẽ là vẫn ít. Nhưng kinh nghiệm cho thấy nếu mỗi buổi được tổ chức với cấu trúc đúng đắn và tập trung vào những điểm nóng, kiểu gì cũng ứng dụng được trong thực tế viết lách.
Năm 2020, tôi lần đầu tiên nói về cách mình tổ chức viết lách, đó là sự kiện Hanoi Writers Meetup (vẫn còn recap trên blogspot). Buổi nói hoàn toàn bằng tiếng Anh, dù không thật sự sâu sắc nhưng tôi nhận ra có quá nhiều người quan tâm đến việc viết lách như một thực hành của lý trí. Niềm yêu thích, đam mê, những trải nghiệm hiện sinh thì nhiều rồi; nhưng hiện thực hoá nó trên giấy, thì không thể không nói đến kỹ thuật.
Kỹ thuật viết / sáng tác được nói đến trong buổi thứ 2 “Một tương lai AI viết văn” do Văn+ tổ chức, phần nhiều nói về sự sáng tác của trí tuệ kỹ thuật số, nhưng cũng là để nói đến tính công thức trong kể chuyện. Buổi này làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Rồi dần dần tôi nhận ra là những công thức có thể đúng, có thể không đúng, nhưng sử dụng nó ra sao mới là quan trọng.
Khi start-up công ty sách Linh Lan, tôi tổ chức nhiều hơn các chương trình trao đổi về kinh nghiệm viết lách với các tác giả hàng đầu của thế hệ mới (tất nhiên là không thể hết: chưa có duyên mời được một số bạn văn, sẽ mời trong các course này…). Phần để làm PR cho sách của họ, phần cũng để học hỏi từ họ, và phần khác để tìm kiếm những người đang có tài năng mà đẫ không lựa chọn sáng tác, biết đâu chúng tôi có cơ hội xuất bản của họ. Thì làm bussiness mà: chúng tôi có động lực rõ ràng chứ không “làm suông”.
Trong các chương trình, có hai show nổi bật nhất là Thế kỷ Hư cấu (tường thuật trên báo Người Hà Nội). Hai show kéo dài tổng cộng 7 tiếng, có nhiều tác giả tham dự, cho những ý kiến rất hay.
Sau này, tôi dùng luôn nội dung đó để hướng dẫn cho một số tác giả trong dự án Tước Gấm Giấu Đay. Họ ứng dụng khá tốt và có chủ đích trong các truyện ngắn của mình; và biến những kiến thức đó thành của họ.
Giờ thì chúng tôi hệ thống hoá một lần nữa với những đầu tư nghiên cứu sâu hơn và tài liệu chắc chắn hơn.
Cấu trúc và ý nghĩa của course
Điểm khác biệt của các buổi chia sẻ và course ở chỗ: chúng tôi hướng đến outcome cụ thể. Mọi người tìm đến với nhau để có thể dùng những kiến thức đó vào thực tế, kết quả hiện ra bằng tác phẩm, bằng một phương hướng nghề nghiệp rõ ràng.
Bạn có thể trở thành nhà văn, viết kịch bản, chấp bút v.v… với một hành trang rõ ràng và sự hỗ trợ cả sau khi course đã kết thúc. Bạn có thể cộng tác với hơn 70 tờ báo ở Việt Nam. Rất nhiều cơ hội trong đời đang chờ đợi bạn, nhất là khi bạn là solo creator. Bởi lẽ văn hoá Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình, nó cần những người sáng tạo, kể chuyện…và dần dần nó sẽ đòi hỏi công việc này như một chuyên môn của tương lai gần.
Chúng tôi sẽ có bốn buổi bằng hình thức trực tuyến (qua Zavi, một app tương đương với Zoôm nhưng của Việt Nam) với các nội dung như ở dưới đây
Quản lý dự án viết
Buổi này chúng tôi làm đầu tiên. Bởi vì:
Nhiều người khá là đau khổ, quẩn quanh với việc chọn sự viết thì…có ra tiền hay không
Nhiều người sợ rằng viết không ai đọc và không xuất bản được
Nhiều người viết quá lan man trong thế giới xúc cảm của mình mà không ra được khỏi vòng
2. Xây dựng cốt truyện
Giờ thì ai cũng biết Cứu Con Mèo, hay nghệ thuật biên kịch. Nhưng có lẽ chúng ta phải hệ thống hoá nó lại lần nữa: sẽ có nhiều lựa chọn hơn cho bạn bởi lẽ động lực của truyện kể không hẳn chỉ là cấu trúc. Buổi này sẽ gồm:
3. Tạo dựng nhân vật
4. Nghệ thuật viết
Ngoài ra hai buổi về dự án và nghệ thuật viết sẽ có thêm 2 sessions bổ sung, mọi người có thể đăng ký session bổ sung mà không cần đăng ký full. Mặc dù chúng tôi chỉ nhận hãn hữu 4 người đăng ký sessions bổ sung.
Lời lẽ dông dài, nhưng chương trình sẽ bắt đầu từ 22/9, không trì hoãn. Chúng tôi sẽ nhận đăng ký đến hết chiều ngày 21/09. Trước đó, BTC sẽ gửi email, handout đến cho mọi người. Những bạn bị lỡ một buổi sẽ có bản record gửi riêng, nhưng tất nhiên BTC khuyến nghị hãy sắp xếp tham gia đầy đủ 4 buổi tối.
Và chúng tôi hy vọng sẽ đi xa hơn cùng nhau với bạn, trong các dự án xuất bản cụ thể.
——
Ngoài ra, Series On Writing của chúng tôi đang đến hồi thứ 5:
Báo chí và văn chương Việt Nam
Những cuộc thi văn chương ở VN và trên thế giới
Nhìn thực tế: có thể sống bằng nghề creative writing trong tương lai?
Kỹ thuật kể chuyện: Storytelling trong điện ảnh
Tự sự học: Cuộc đời của ta có phải là một câu chuyện không?
Bài tiếp theo
Tiếng Việt bên trong và bên ngoài văn học mạng
Đức Anh